Cúng mãn tang là một trong những nghi lễ lâu đời, được thực hiện sau khi nhà có người mất. Tuy nhiên, như mọi nghi lễ tâm linh, việc thực hiện cúng mãn tang có nhiều lưu ý nghiêm ngặt phải tuân theo. Vậy nghi lễ cúng mãn tang là gì? Có những lưu ý nào khi thực hiện? Tất cả sẽ được tổng hợp trong nội dung dưới đây.

Cúng mãn tang là gì?

cúng mãn tang - ảnh 2Mãn tang là lễ phải làm khi gia đình có người mất

Nghi thức cúng mãn tang hay nhiều nơi gọi là xả tang được thực hiện khi nhà có người mất. Gia đình sẽ có một khoảng thời gian để chịu tang và khi kết thúc sẽ thực hiện cúng mãn tang. Đây là tục lệ mang ý nghĩa văn hóa lâu đời của người Việt và là một trong những công việc bắt buộc phải làm khi nhà có tang.

Xả tang với những người trong gia đình được xem như hành động thể hiện đạo, hiếu vẹn tròn với người đã khuất. Bên cạnh đó, mãn tang cũng được xem như một hành động gửi gắm niềm thương nhớ, cầu mong sự phù hộ, giúp sức từ người mất.

Với người ngoài, dựa vào thời gian chờ cúng mãn tang cũng có thể biết được vai vế của người mất trong gia đình. Người ta cũng có thể dựa vào việc gia đình đã cúng mãn tang hay chưa để giữ ý hơn trong lối cư xử.

Thời gian chờ để thực hiện mãn tang

Thời gian chờ thực hiện mãn tang tương đối khác nhau tùy thuộc vào việc người mất là ai. Chúng ta thường có 2 hình thức để tang là Đại Tang và Tiểu Tang, tương ứng với đó sẽ là những khoảng thời gian khác nhau như:

Với các Đại Tang

Đại tang là tang được xét dựa trên quan hệ của người chịu tang và người đã khuất. Người mất sẽ là cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ chồng. Nếu con đã mất thì các cháu, chắt sẽ có trách nhiệm chịu tang thay. Ngoài ra, vợ chịu tang chồng hoặc ngược lại cũng có thể được xem là đại tang. Thời gian chịu Đại Tang thường sẽ là 3 năm.

Với các Tiểu Tang

Các tiểu tang sẽ chia ra thành nhiều loại, bao gồm cơ niên, đại công, tiểu công và ty ma. Mỗi loại hình tiểu tang sẽ dành cho những người khác nhau và có sự liên hệ xa dần với người chịu tang. Đó có thể là anh chị em ruột, họ hàng, cùng cha khác mẹ… hay họ hàng, con dâu, con rể… Thời gian chờ để thực hiện mãn tang cho tiểu tang nằm trong khoảng từ 3 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ thực hiện xin mãn tang sớm.

>> Xem thêm: Ý Nghĩa 49 ngày và 100 ngày là gì? Tại sao hai ngày này quan trọng?

Điều kiêng kỵ phải tránh khi chưa thực hiện mãn tang

Khi chưa thực hiện mãn tang, bạn nên tránh thực hiện các việc sau đây để không gặp phải những điều không may. Những việc nên kiêng kỵ là:

Tổ chức đám cưới

cúng mãn tang - ảnh 3Tổ chức đám cưới là việc đặc biệt cần tránh khi đang chờ mãn tang

Việc tổ chức đám cưới khi đang trong thời gian chịu tang được xem là không được bởi gia đình đang trong thời gian đau buồn. Hành động này cũng làm cho việc chịu tang thiếu đi sự trang nghiêm. Việc tổ chức đám cưới trong giai đoạn được xem là thiếu may mắn. Nếu bạn buộc phải thực hiện đám cưới trong khoảng thời gian chịu tang thì tuyệt đối không nên làm lớn, náo nhiệt.

Thực hiện khai trương

Mặc dù không có bất cứ bằng chứng hay ghi nhận nào về việc người đang chịu tang không được thực hiện khai trương, kinh doanh. Tuy nhiên, những người làm kinh doanh thường rất kiêng kị thực hiện việc này khi đang chịu tang vì lo ngại sẽ khiến việc làm ăn thất bát.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm khi thực hiện lễ cúng mãn tang cùng những việc cần tránh trước khi thực hiện. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ phân phối các sản phẩm đá mỹ nghệ thực hiện cho việc thờ cúng, hãy liên hệ ngay với Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình 35 tại hotline: 0988 312 863.

> Xem thêm: Trùng tang là gì? Trùng tang thường bắt ai? Cách hóa giải

> Xem thêm: Những mẫu lăng mộ đá đẹp, chuẩn phong thủy

> Xem thêm: Đặt bàn thờ sao cho đúng? Những điều phải biết khi chọn hướng bàn thờ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *