Bàn thờ là một đồ vật không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Không chỉ cần đảm bảo đầy đủ các đồ vật thờ cúng mà việc đặt bàn thờ cũng có rất nhiều quy tắc nghiêm ngặt phải tuân theo. Vậy cách đặt bàn thờ sao cho đúng?
Quy tắc xác định hướng đặt bàn thờ
Hướng đặt bàn thờ luôn theo tuổi của người chủ gia đình
Hướng đặt bàn thờ luôn được xem theo tuổi của người trong nhà. Tuy nhiên, vì các gia đình đều sẽ có đông người, không thể xem được hướng hợp với mọi tuổi. Do đó, khi xem sẽ dựa trên tuổi của người trụ cột trong gia đình, thường sẽ là người cha. Nếu người cha đã già yếu thì sẽ xem theo tuổi của con trai cả.
Tuy nhiên, nếu gia đình không có con trai, việc xem hướng đặt bàn thờ có thể xem theo tuổi của người con gái cả. Nhìn chung, việc xác định hướng đặt bàn thờ sẽ luôn theo người có quyết định chính trong gia đình.
Các quẻ mệnh cần xem khi đặt bàn thờ
Khi đặt bàn thờ, người ta sẽ thường xem các quẻ mệnh để tìm hướng phù hợp. Các thầy xem tuổi và hướng dựa theo thẻ bát quái. Quẻ mệnh xem sẽ chia thành 2 loại chính là:
Quẻ Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh
Quẻ Đông Tứ Mệnh sẽ bao gồm những người mang mệnh Mộc, Thủy hỏa. Mệnh Kim, Thổ sẽ thuộc quẻ Tây Tứ Mệnh.
Quẻ Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch
Để bổ xung cho quẻ đầu, các thầy phong thủy sẽ xét đến cả quẻ Tứ Trạch. Đông Tứ Trạch sẽ bao gồm các hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam. Tây Tứ Trạch sẽ bao gồm các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. Người thuộc Đông Tứ Mệnh sẽ hợp với quẻ Đông Tứ Trạch còn người thuộc Tây Tứ Trạch sẽ hợp với các hướng của Tây Tứ Trạch.
Chọn hướng tùy theo đối tượng thờ cúng
Thực tế là có khá nhiều kiểu bàn thờ trong văn hóa Việt như bàn thờ gia tiên, thần tài, Phật hay thổ công… Mỗi dạng bàn thờ này lại thờ cúng một đối tượng khác nhau, khiến cho hướng đặt cũng thay đổi ít nhiều. Để có được hướng đặt bàn thờ chính xác, bạn cần gặp những thầy phong thủy chuyên nghiệp nhằm tránh khỏi sự nhầm lẫn mang đến điều không may.
> Xem thêm: Trùng tang là gì? Trùng tang thường bắt ai? Cách hóa giải
Những điều cần tránh khi đặt bàn thờ
Vị trí đặt bàn thờ cần là nơi trang nghiêm
Bên cạnh những điều cần lưu tâm khi đặt bàn thờ, có một số điều cần đặc biệt tránh. Nếu bắt gặp 1 trong những điều sau, hãy cân nhắc lại hướng đặt bàn thờ cho gia đình mình.
Không đặt bàn thờ gần nhà tắm, nhà vệ sinh
Bàn thờ dù phục vụ cúng bái cho bất cứ đối tượng nào cũng đều là nơi linh thiêng. Nhà tắm và nhà vệ sinh được xem là nơi tích tụ xú uế, do đó tuyệt đối không được đặt bàn thờ gần các gian phòng này.
Tránh đặt bàn thờ ở nơi đông người qua lại
Khu vực đông người qua lại thường gây nên những ồn ã, thiếu đi sự yên lành thanh tịnh cần thiết để thờ cúng. Bên cạnh đó, việc có đông người qua lại ở khu vực bàn thờ cũng được xem là kéo mất tài lộc cho gia đình. Do đó nếu có thể bạn nên đặt bàn thờ ở các khu vực yên tĩnh trong nhà.
Tránh hướng ngũ quỷ
Đông Bắc và Tây Nam được xem là hướng ngũ quỷ. Theo phong thủy, hướng ngũ quỷ khá dễ gặp và thường gây nên những rạn nứt trong tình cảm các thành viên trong gia đình. Do đó cần phải tuyệt đối cẩn trọng để không đặt nhầm bàn thờ theo hướng này.
Không đặt bàn thờ trên nóc tủ
Nóc tủ được một số gia đình sử dụng để đặt bàn thờ. Tuy nhiên, đây được xem như một sự tạm bợ và thiếu tôn trọng với người đã khuất. Nếu có thể, gia đình nên tránh để bàn thờ tại khu vực này.
> Xem thêm: Chuẩn bị mộ đá xây sẵn cho người sống? Nên hay không?
Tránh đặt bàn thờ gia tiên ở trung tâm căn nhà
Bàn thờ gia tiên dù đặt theo quy tắc nào thì cũng không nên được đặt ở trung tâm của căn nhà. Trong phong thủy, bàn thờ gia tiên nếu đặt ở trung tâm nhà sẽ kéo vận xui đến, cần phải tuyệt đối tránh.
Trên đây là mọi điều mà bạn cần biết để đặt bàn thờ cho đúng. Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình 35 là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm đá mỹ nghệ từ các thợ thủ công làng nghề của Ninh Bình. Với tay nghề thợ cao cùng nguồn đá tự nhiên chất lượng, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những tác phẩm nghệ thuật đậm tính tâm linh và bền bỉ với thời gian. Chi tiết xin liên hệ ngay tới hotline: 0988 312 863.
> Xem thêm: Những mẫu lăng mộ đá đẹp, hợp phong thủy
> Xem thêm: Ý Nghĩa 49 ngày và 100 ngày là gì? Tại sao hai ngày này quan trọng?