Tảo mộ là một hoạt động vô cùng phổ biến của người Việt, thể hiện một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Hoạt động tảo mộ diễn ra vào mỗi dịp trong năm nhưng ít ai nắm chính xác được các công việc cần làm. Vậy tảo mộ là gì và có những công việc nào phải làm khi tảo mộ? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại nội dung bài viết này.

Khái niệm và ý nghĩa của lễ tảo mộ?

Tảo Mộ 2Tảo mộ là dịp cả gia đình cùng dọn dẹp nơi chôn cất của ông bà, tổ tiên

Lễ tảo mộ đã là một truyền thống rất lâu đời và được biết bao thế hệ thực hiện để giữ gìn truyền thống và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Lễ tảo mộ là gì?

Tảo mộ là một từ mượn của tiếng Hán, dùng để chỉ hoạt động dọn dẹp khu vực mộ, nghĩa trang của gia đình. Bởi phần lớn các gia đình đều bận bịu với guồng quay công việc, lễ tảo mộ là một dịp quý báu để cả gia đình dọn dẹp khu vực phần mộ, cỏ cây mọc dại, giữ cho khu vực chôn cất được quang đãng và sạch sẽ.

Ý nghĩa của việc đi tảo mộ

Ý nghĩa của việc tảo mộ đầu tiên là để dọn dẹp và giữ gìn khu vực mồ mả tổ tiên. Nếu không có hoạt động tảo mộ, các khu vực này rất nhanh sẽ bị cỏ cây vùi lấp. Song hành với điều đó, tảo mộ cũng là một dịp để kết nối các thành viên lại với nhau khi cùng dọn dẹp các khu mộ.

Ngoài ra, tảo mộ cũng giúp gìn giữ một nét đẹp truyền thống quý báu là tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Tảo mộ là dịp để con cháu tri ân tới đấng sinh thành và mong cầu một sự phù hộ, bảo vệ để cuộc sống an lạc, yên bình.

Tảo mộ diễn ra vào ngày nào?

Tảo Mộ 3Ngày tảo mộ diễn ra vào cuối năm hoặc tiết Thanh Minh

Thông thường, tảo mộ được tổ chức vào những ngày cuối năm, khoảng từ 20 đến 30 tháng chạp. Đây là thời điểm mà mọi thành viên dù xa xôi cũng sẽ chuẩn bị thu xếp để trở về, thuận tiện cho việc cùng nhau tảo mộ. Hoạt động tảo mộ cuối năm cũng có thể được xem là hoạt động “dọn dẹp” điều xui, đón chờ năm mới vui vẻ, an nhiên.

> Xem thêm: Những mầu lăng mộ đá đẹp, chuẩn văn hóa Việt

Những lưu ý và những vật cần chuẩn bị khi đi tảo mộ?

Tảo Mộ 4Tảo mộ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, mang đủ đồ dọn và lễ vật

Khi đi tảo mộ, bạn cần chuẩn bị những vật dụng để phục vụ cho việc lau, quét và cắt bỏ những cây dại mọc lên. Ngoài ra cần có lễ vật như vàng hương, hoa quả… để thắp hương cúng tảo mộ.

Tùy theo đặc thù của khu vực dọn dẹp mà các dụng cụ cần tới sẽ có thể là dao phát, cuốc, khăn sạch, nước… Nếu ngày dọn dẹp quá nắng, có thể mang theo mũ hoặc ô để tránh bị cảm.

Lễ vật chỉ cần đủ các yếu tố cần thiết như là vàng hương và hoa quả, không cần thiết quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy. Cốt lõi của việc tảo mộ nằm ở cái tâm thành kính, do đó gia đình có thể chuẩn bị lễ lộc tùy theo khả năng của gia đình.

> Xem thêm: Long, Ly, Quy, Phụng là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy

Văn khấn tảo mộ Tết theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:………………

Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………

Ngụ tại:…………

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:…………… có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hóa Thông tin)

Bài cúng tảo mộ cuối năm (cúng chạp mã)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.

Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương

Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần

Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương cụ…………………………………………

Hôm nay là ngày……tháng…….., nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là: ………………………………………………………

Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên các vong):…………………………………………………………………

Có phần mộ tại đây về với gia đình………, để cháu con phụng sự trong tết, báo đáp, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Phân biệt lễ tảo mộ và lễ tạ mộ

Lễ tạ mộ và lễ tảo mộ thường được tổ chức gần với nhau, do đó nhiều người nhầm lẫn giữa 2 dịp này. Tuy nhiên, thực tế là chúng mang nhiều nét riêng biệt với các tầng nghĩa khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất chính là ở mục đích. Trong khi lễ tảo mộ tập trung vào việc dọn dẹp khu mộ, tạ mộ là phần nhiều thiên về các lễ tỏ lòng thành kính tới ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, lễ tạ mộ cũng mang những màu sắc trang trọng hơn với những lễ lộc, văn khấn kỹ càng.

Để hiểu hơn về lễ tạ mộ, vui lòng tham khảo thêm tại bài viết dưới đây!

> Xem thêm: Lễ tạ mộ là gì? Lễ tạ mộ cần sắm những gì?

Để được biết thêm những kiến thức về văn hóa tâm linh, thờ cúng truyền thống, hãy đón chờ những bài đăng tiếp theo của Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình 35. Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm đồ thờ cúng bằng đá mỹ nghệ truyền thống, hãy gọi ngay đến hotline: 0988 312 863.

> Xem thêm: Đặt bàn thờ sao cho đúng? Những điều phải biết khi chọn hướng bàn thờ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *